Bọc răng sứ không chỉ được biết đến là kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa, mà còn được áp dụng như một trong các giải pháp chữa răng thưa, răng ố vàng, răng lệch nhẹ, răng sứt mẻ,... Tình trạng răng bọc sứ bị đau có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, sẽ dần thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Nha khoa Shark, hiện tại có 10 nguyên nhân có thể khiến cho răng bọc sứ bị đau, cụ thể như sau.
Bước thực hiện đầu tiên trong quy trình bọc răng sứ chính là thăm khám sức khỏe răng miệng, điều này nhằm xác định các vấn đề về nướu nếu có. Đồng thời, bác sĩ sẽ nhắc nhở về tình trạng đau nhức răng có thể xuất hiện sau khi bọc sứ.
Trong trường hợp có cơ địa nhạy cảm và nền răng yếu, việc mài răng và dùng lực mạnh khi ăn nhai sẽ trở thành nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề đau nhức sau khi bọc răng sứ. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần đầu tiên, sau khi cơ thể thích ứng sẽ dần thuyên giảm.
Không điều trị dứt điểm tình trạng viêm tủy răng trước bọc răng sứ là một trong những nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị đau được các bác sĩ nha khoa đề cập. Theo đó, vấn đề này sẽ khiến phần tủy viêm chuyển sang hoại tử, kích ứng dây thần kinh gây nên các cơn đau nhức, ảnh hưởng đến vùng đầu.
Nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn sau khi hoàn tất lắp mão răng sứ, do đó sẽ làm xuất hiện tình trạng đau nhức. Cần một khoảng thời gian nhất định để mô nướu thích ứng, lúc này các cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.
Để quy trình bọc răng sứ được đảm bảo an toàn, men răng cần được mài theo tỷ lệ nhất định. Trong trường hợp thực hiện sai thao tác hoặc mài răng quá mức cần thiết sẽ làm lộ ngà răng. Ngoài ra, mão răng sứ không được chế tác chuẩn sẽ không tương thích với nướu, vô tình tạo điều kiện cho thức ăn dư thừa giắt lại, dẫn đến vấn đề đau nhức và ê buốt kéo dài.
>>> Xem thêm: Mài răng bọc sứ có tác hại gì không?
Vấn đề răng bọc sứ bị đau còn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân lệch khớp cắn trong quá trình cố định răng sứ. Thao tác nắn chỉnh khớp cắn không tỉ mỉ sẽ tạo nên sự chênh lệch giữa răng sứ và chiếc răng đối diện, lực ăn nhai phân bổ không đều, làm răng sứ cộm cấn, ảnh hưởng trực tiếp đến khớp thái dương hàm.
Phát hiện và điều trị dứt điểm các vấn đề về bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ. Khi sâu răng không được xử lý triệt để, vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy răng, khiến tủy bị viêm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng áp xe răng và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, các bệnh lý như viêm nướu hoặc viêm nha chu thường khiến nướu có xu hướng tụt khỏi chân răng, không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng răng sứ, thậm chí tác động trực tiếp đến răng thật.
Răng bọc sứ bị đau còn có thể bắt nguồn từ những thói quen không tốt hàng ngày. Nghiến răng là thói quen khiến răng sứ thường xuyên chịu tác động lực mạnh, do đó, bạn sẽ cảm thấy đau nhức sau khi nghiến răng.
Sử dụng keo nha khoa trong kỹ thuật bọc răng sứ cần được hỗ trợ bởi công nghệ hóa cứng keo dán răng, nhằm ổn định độ cứng và bám chắc của răng sứ. Tuy nhiên, nếu máy móc và thiết bị không đạt yêu cầu sẽ dễ gây ra tình trạng lỏng keo, khiến keo rò rỉ và gây nên cảm giác ê buốt, nghiêm trọng nhất sẽ làm rơi răng sứ.
>>>Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ bao lâu hết ê buốt?
Sử dụng chất sứ kém chất lượng, không rõ ràng về nguồn gốc sẽ không được đảm bảo về tính dẫn nhiệt. Vì vậy, cùi răng thật sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bạn sử dụng các thức ăn nóng hoặc lạnh.
Thường xuyên sử dụng các thức ăn quá cứng hoặc quá dai sau khi bọc răng sứ cũng có thể khiến cho răng đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, việc chăm sóc răng không kỹ lưỡng sau khi ăn sẽ vô tình tạo nên môi trường tốt cho vi khuẩn trú ngụ, tấn công mạnh mẽ vào răng sứ và gây nên tình trạng đau nhức.